Vì sao nói ‘Tín ngưỡng xây đắp tạo nền văn minh’?

Share this post on:

Mạn Vũ | DKN 41 phút trước 571 lượt xem

Mục lục bài viết

  • Tín ngưỡng đắp tạo kết cấu chính trị khác nhau
  • ‘Trung Hoa văn minh sử’ tập trung vào văn minh tinh thần (mối quan hệ giữa người và Thần)
    • Dân tộc là một khái niệm văn hoá
    • Văn minh tinh thần: gốc rễ của phát triển văn minh
  • Văn hoá truyền thống có khiến con người ‘nô lệ hoá’?
  • Đạo đức con người còn quan trọng hơn chế độ chính trị

Trong những bài đầu của sách ‘Trung Hoa văn minh sử’, Giáo sư Chương Thiên Lượng có đề cập đến các nền văn minh tiền sử và sự vô lý của Thuyết Tiến hoá từ góc độ khoa học.

Nếu nói con người là do khỉ tiến hoá thì chính là phủ định sự tồn tại của Thần. Nhưng trên thực tế, sự phát triển của văn minh nhân loại có quan hệ mật thiết với Thần, thậm chí Thần đặt định ra những giá trị đạo đức, tín ngưỡng mang tính phổ quát.

Đây là đứng từ quan điểm lịch sử văn minh để nhìn văn minh Trung Hoa.

Trong một chương trình phỏng vấn độc quyền ‘Voices of Influence‘ của Đài truyền hình Tân Đường Nhân đăng ngày 10/6, sau khi Giáo sư Chương nói những điều ở trên, người dẫn chương trình là Lý Phù Dao có hỏi rằng: Tại sao trong sách ‘Trung Hoa văn minh sử’ có viết “Tín ngưỡng đắp tạo nền văn minh”, thì Giáo sư Chương đã trả lời bằng một đoạn rất có ý vị như sau.

Người dẫn chương trình ‘Voices of Influence’ – Lý Phù Dao phỏng vấn độc quyền Giáo sư Chương Thiên Lượng ngày 10/6.

Tín ngưỡng đắp tạo kết cấu chính trị khác nhau

Giáo sư Chương chia sẻ, điều này rất thú vị. Ví như, chúng ta thấy rằng châu Âu tin Thiên Chúa giáo, còn nước Mỹ tin đạo Tin lành. Ở châu Âu, chúng ta sẽ phát hiện nơi đây có rất nhiều nước còn có quốc vương trong kết cấu chính trị. Nữ hoàng Anh đã đăng cơ 70 năm, những quốc gia như Bỉ, Hà Lan, các nước ở Bắc Âu đều có Nữ hoàng… Đây là xã hội vương quyền truyền thống tương đối nguyên thuỷ, chính là xã hội phân đẳng cấp, giống như quý tộc, công tước v.v. 

Giáo sư Chương giải thích rằng, bởi vì Thiên Chúa giáo châu Âu tin rằng con người nên được cứu rỗi, nên cần phải thông qua Giáo hội để tiến hành quản lý. Điều này nghĩa là con người lấy Giáo hội để kết nối với Thượng Đế. Chúng ta thấy Thiên Chúa giáo châu Âu có các cấp bậc khác nhau như Giáo hoàng, Hồng y, Giám mục v.v. điều rất giống với chế độ chính trị có quốc vương có quý tộc, chính là mối quan hệ đối ứng như vậy.

Còn nước Mỹ là đạo Tin lành. Thời ấy khi Martin Luther cải cách tôn giáo, ông phủ định việc Giáo hội là một loại trung gian; ông cho rằng mỗi người đều có thể thông qua đọc Thánh Kinh mà câu thông trực tiếp với Thượng Đế. Martin Luther đã bỏ phần trung gian là Giáo hội, cho nên chúng ta thấy dân chủ của nước Mỹ còn dân chủ hơn cả châu Âu, bởi vì nó không có lớp quý tộc ở trung gian. Kỳ thực thiết kế kết cấu chính trị của nước Mỹ có quan hệ với đạo Tin lành. 

Do đó mới nói rằng: tín ngưỡng đắp tạo các kết cấu chính trị khác nhau.

Giáo sư Chương lấy thêm ví dụ về kết cấu chính trị Trung Quốc có mối quan hệ với tín ngưỡng. Kết cấu này có quan hệ với tín ngưỡng của Nho gia.

Trên thực tế Nho gia giảng phụ tử (cha con) cũng chính là mối quan hệ trong gia đình. Phụ thân phải như thế nào? Phụ thân phải ‘từ ái’ (慈愛: hiền từ yêu thương). Con cái phải như thế nào? Con cái phải ‘hiếu thuận’. Anh em phải như thế nào? Anh em phải ‘hữu ái’ (友愛: hữu hảo yêu thương). Nho gia chính là giảng một loại văn hoá, một loại triết học như thế. 

Nó tự nhiên như vậy dẫn đến kết cấu chính trị cũng có quan hệ đối ứng. Trong quá khứ người Trung Quốc giảng: huyện quan là ‘quan phụ mẫu’, tự xưng mình là ‘con dân’ (tử dân – 子民). Trên thực tế người Trung Quốc đem những điều của Nho gia là ‘phụ từ tử hiếu’ (cha hiền con hiếu) khuếch trương ra ngoài xã hội trở thành ‘quân nhân thần trung’ (vua nhân nghĩa, thần trung thành), đây là một loại quan hệ đối ứng.

‘Trung Hoa văn minh sử’ tập trung vào văn minh tinh thần (mối quan hệ giữa người và Thần)

Tiếp theo, cô Lý Phù Dao nói rằng, cô phát hiện trong cuốn sách của Giáo sư Chương có một đặc điểm khác với những cuốn sách khác đó là: Giáo sư Chương tập trung vào ‘văn minh tinh thần’, còn các cuốn sách khác khi giới thiệu một chút về lịch sử văn minh của dân tộc hoặc quốc gia, thông thường lấy văn minh vật chất làm chủ.

Ví như hễ nói đến Trung Quốc thì giảng về di tích lịch sử Cố cung (Tử Cấm Thành), tứ đại phát minh, văn hoá ẩm thực v.v. Nhưng ‘Trung Hoa văn minh sử’ lại giới thiệu về các học phái tư tưởng có tính đại biểu của Chư Tử thời Tiên Tần, lịch sử triết học Trung Quốc, lịch sử chế độ chính trị Trung Quốc, thậm chí cả lịch sử văn học Trung Quốc v.v. 

Cô Lý hỏi tại sao Giáo sư Chương không chú trọng việc việc giới thiệu văn minh vật chất của văn minh Trung Hoa, thì Giáo sư Chương đã giải thích như sau. 

Dân tộc là một khái niệm văn hoá

Trong ‘Trung Hoa văn minh sử’ có đề cập đến một vấn đề: một dân tộc là một khái niệm văn hoá, chứ không phải là khái niệm về huyết thống hay địa lý.

Giáo sư Chương lấy ví dụ về người Mãn Thanh (kỳ nhân – 旗人). Hôm nay có thể vẫn còn hậu duệ của người Mãn, nhưng họ nói tiếng phổ thông Trung Quốc, mặc Hán phục – trang phục bình thường của người Trung Quốc, tập quán của họ cũng là thói quen sinh hoạt của người Hán. Điều này thấy rằng người Mãn đã tách rời với văn minh của họ. Thậm chí hiện nay người đọc được Mãn văn vô cùng ít, chỉ còn lại những học giả chuyên nghiên cứu mới đọc được; rất nhiều người Mãn đã quên mất văn tự của họ rồi. 

Giáo sư Chương nhấn mạnh rằng: dân tộc là một khái niệm văn hoá. Một dân tộc có thể không có lãnh thổ, chính phủ của riêng mình; nhưng dân tộc có thể tiếp tục tồn tại chỉ cần họ bảo vệ văn hoá của mình.

Trong sách (Trung Hoa văn minh sử), Giáo sư Chương có đưa ví dụ về người Do Thái. Sau khi Chúa Giê-su bị treo lên thập tự giá, người Do Thái đã lưu lạc khắp nơi trên thế giới hơn 1800 năm. Tuy rằng họ không có đất đai của mình, theo Thánh Kinh giảng là ‘phiêu bạt khắp thiên hạ vạn quốc, bị người ta cười nhạo, ức hiếp, đồ sát’, nhưng bởi vì họ vẫn bảo lưu được văn hoá của mình, nên họ vẫn tồn tại như một dân tộc. Thậm chí năm 1948, họ đã thành lập được Nhà nước Do Thái Israel.

Kỳ thực Trung Quốc cũng như thế. Chúng ta xem trong ‘Tam quốc diễn nghĩa’ có viết rằng: “Cái thế lớn trong thiên hạ, phân lâu tất hợp, hợp lâu tất phân”. Tại sao Trung Quốc “phân lâu tất hợp”? Giáo sư Chương giải thích, trên thực tế đây là một loại truyền thừa văn hoá. Sau khi thống nhất thiên hạ, Tần Thuỷ Hoàng đã đặt định việc ‘thống nhất văn tự’, điều này khiến văn hoá Trung Quốc không bị hạn chế bởi ‘địa lý’ và ‘phương ngữ’ (ngôn ngữ địa phương).

Tuy cương vực của Trung Quốc rất rộng lớn, nhưng các dân tộc khác nhau lại có nhận dạng tương đồng về văn hoá; nghĩa là họ có thể thuộc về một dân tộc thiểu số, nhưng họ đều cho rằng mình nằm trong đại gia đình Trung Quốc chân chính – một cộng đồng lớn như vậy.

Vào thời Hán Vũ Đế ‘bãi truất Bách gia, độc tôn Nho thuật’, đây lại là một lần khiến văn minh Nho gia trở thành hình thái ý thức vô cùng quan trọng trong việc truyền thừa văn hoá Trung Quốc. Đây là lý do vì sao Trung Hoa Dân Quốc trải qua hơn 2000 năm (từ thời Tần Thuỷ Hoàng), tuy nhiều lần bị phân chia, nhưng vẫn có thể thống nhất. Đây là sức mạnh của văn hoá.

Nếu ‘một dân tộc là một khái niệm văn hoá’, vậy thì muốn phục hưng dân tộc Trung Hoa, mang chứa một phong thái đặc biệt để đứng cùng thế giới… vậy thì chúng ta phải xây đắp văn hoá Trung Quốc.

3 cột trụ chính nâng đỡ nền văn minh Trung Hoa là Nho – Thích – Đạo, thì 2 bộ phận đã đặt định vào thời Tiên Tần, đó là hình thái ý thức của Đạo gia và Nho gia.

Đây là lý do vì sao khi giảng ‘Trung Hoa văn minh sử’, sau phần giới thiệu lịch sử giản lược các triều đại, Giáo sư Chương ngay lập tức giảng đến văn minh thời Tiên Tần, bởi vì tư tưởng của họ có ảnh hưởng vô cùng lớn đến hậu thế, đắp tạo nên hình thái văn hoá của dân tộc Trung Hoa.

Học giả ở Trung Quốc Đại lục lớn lên trong hình thái ý thức của chủ nghĩa duy vật, khi viết sách không đột phá được điều này, cho nên khi giảng về văn minh Trung Hoa, họ rất chú trọng văn minh vật chất. Còn ở phương Tây, do ảnh hưởng sâu sắc từ thuyết Tiến hoá, khi giảng về văn minh thì lấy những điều như sự xuất hiện của thành thị, hình thái ý thức quốc gia, hay những phát minh kim khí v.v. để làm tiêu chí.

Cá nhân Giáo sư Chương cho rằng nếu muốn giảng rõ ràng văn minh Trung Hoa, thì phải bồi đắp lại cái gốc tín ngưỡng.

Văn minh tinh thần: gốc rễ của phát triển văn minh

Giáo sư Đại học Bắc Kinh là Viên Hành Bái đã viết 4 cuốn ‘Lịch sử văn minh Trung Hoa’, trong đó đề cập đến khái niệm rằng, văn minh phân thành 3 bộ phận/góc độ để nhìn nhận. Một là ‘văn minh vật chất’, hai là ‘văn minh chính trị’, và ba là ‘văn minh tinh thần’. Giáo sư Chương đồng ý với 3 góc độ này, nhưng cách giải thích của bản thân thì khác với Viên Hành Bái.

Là một người có tín ngưỡng chân chính, Giáo sư Chương nói văn minh vật chất chính là mối quan hệ giữa con người với tự nhiên. Văn minh chính trị là mối quan hệ giữa con người với con người. 

Về văn minh tinh thần, Giáo sư Chương định nghĩa đó là: ‘mối quan hệ giữa người và Thần’. Nếu không có điều này, văn minh con người không thể tồn tại. Bởi vì Thần tạo ra con người, nếu không có văn minh tinh thần, thì chẳng phải phủ định sự tồn tại của Thần, cũng phủ định việc Thần tạo người, vậy thì nền văn minh ấy có thế tồn tại hay không? Cho nên Giáo sư Chương càng xem trọng văn minh tinh thần, coi đây là cái gốc phát triển của hết thảy những nền văn minh.

Văn hoá truyền thống có khiến con người ‘nô lệ hoá’?

Tiếp theo, cô Lý Phù Dao đề cập đến một vấn đề rất đáng chú ý: có một bộ phận người Trung Quốc không phải là ‘tiểu phấn hồng’, họ thấy rõ sự tà ác của ĐCSTQ, nhưng họ lại không thích văn hoá truyền thống Trung Quốc. Những người này cho rằng ‘những lắng đọng lịch sử mang tính thủ cựu làm cho người Trung Quốc mang đầy nô tính’ (tính cách phục tùng như nô lệ, nô lệ hoá). Thời xưa quan được gọi là ‘quan phụ mẫu’, còn dân gọi là ‘tử dân’ (con dân), một số người Trung Quốc cảm thấy quan niệm này khiến người ta ‘bảo sao nghe vậy’, không biết phản kháng v.v.

Giáo sư đánh giá vấn đề rất đáng phân tích. Rất nhiều người cho rằng điều ấy cho thấy ‘nô tính’ của người Trung Quốc rất nặng, kiểu như gặp Hoàng đế phải quỳ gối, coi Hoàng đế như cha, dân như con… chứ không ‘vui’ như dân chủ ở Mỹ, lãnh đạo không được thì có thể lăng mạ hoặc luận tội…

Nhưng trên thực tế, Giáo sư Chương đánh giá, điều này là do người Trung Quốc có nhìn nhận sai lệch khi lý giải văn hoá trong quá khứ.

Giáo sư Chương giải thích rằng, quan hệ quân – thần thật sự trong quá khứ giống như quan hệ trong gia đình. 

Chúng ta sẽ không nói những câu như thế này: ‘ông dựa vào điều gì để làm cha; chúng ta nên dân chủ, tuyển chọn một người cha. Nếu cha không tốt, chúng ta có thể không cần ông ấy nữa’. Bởi vì trong gia đình phụ thân tự nhiên phải yêu thương bảo vệ con cái, con cái tự nhiên phải hiếu thuận với cha mẹ… Đây là tình cảm ấm áp của gia đình. Vào thời đại nhà Chu cũng là như thế, dựa vào huyết thống thân tình để duy trì cộng đồng nhỏ. Đây là sự khuếch trương tự nhiên của luân lý gia đình ra ngoài xã hội.

Giáo sư Chương nhìn nhận, không phải nói rằng có quốc vương, có đại thần là một thiết kế tồi tệ. Mà một quốc gia có một ‘bạo quân’ (quân chủ tàn bạo), thì đây mới là tình huống tồi tệ. Nếu thật sự xuất hiện ‘bạo quân’, thì theo Nho gia, lão bách tính có quyền lật đổ. 

Trước khi ĐCSTQ tiến nhập vào Trung Quốc, họ đã làm ‘Vận động Tân văn hoá’ (vận động văn hoá mới), bắt đầu từ phong trào Ngũ Tứ 4/5/1919. Khi đó Trần Độc Tú làm tạp chí Tân Thanh niên, hoàn toàn phủ định văn hoá truyền thống Trung Quốc, coi văn hoá Trung Quốc ‘tối đen như mực’. Trên thực tế những điều biên tạo ở trong tạp chí là những câu chuyện thiên lệch.

Người Trung Quốc hiểu sai về lịch sử Trung Quốc là bắt nguồn từ nhóm người trong phong trào Ngũ Tứ này. Những người trong nhóm này không liễu giải được văn minh phương Tây, cũng không suy nghĩ về phương diện xã hội học, từ đó mới vội vàng đưa ra kết luận sai lầm. Mà kết luận này làm ĐCSTQ rất thích thú.

Tổ chức này một mặt làm ‘phá tứ cựu’, đập tan văn hoá Trung Quốc, một mặt lại nói mình là đại biểu cho văn hoá truyền thống nên mới có thể giành quyền thống trị. Nhưng vấn đề ở đây là: nếu ĐCSTQ đại biểu cho văn hoá truyền thống, thì tại sao lại làm Cách mạng Văn hoá? 

Từ đó thấy rằng ĐCSTQ thật sự tương phản với văn hoá truyền thống. Tổ chức này kế thừa những thứ tồi tệ nhất (không đại biểu cho chủ lưu lịch sử) trong văn hoá Trung Quốc, bộ phận này không được gọi là văn hoá truyền thống.

Giáo sư Chương nhìn nhận rằng, ‘truyền thống’ chính là ‘truyền thừa’ những điều ‘chính thống’. ‘Chính thống’ là những điều Thần truyền lại, ‘truyền những điều chính thống’ mới được gọi là ‘truyền thống’. 

Đạo đức con người còn quan trọng hơn chế độ chính trị

Là người có hiểu biết về xã hội Đại lục, Giáo sư Chương thấy rằng rất nhiều người không hiểu lịch sử Trung Quốc, cũng không hiểu lịch sử phương Tây. Họ chỉ nhìn thấy tự do dân chủ ở phương Tây như hiện nay. Nhưng phương Tây bắt đầu từ thời La Mã cổ đại có đầy rẫy những giết chóc và âm mưu.

Chế độ dân chủ thật sự ở phương Tây tồn tại khoảng hơn 200 năm, lấy mốc nước Mỹ khai quốc và có một bộ hiến pháp thành văn bản đầu tiên trong lịch sử nhân loại.

Chúng ta thấy được một hiện tượng ở Trung Quốc như thế này: rất ít vương triều ở Trung Quốc kéo dài quá 300 năm. Nhà Hán tuy rằng tồn tại 400 năm, nhưng phân thành Tây Hán 200 năm và Đông Hán 200 năm; nhà Tống kéo dài hơn 300 năm nhưng cũng phân thành Bắc Tống và Nam Tống mỗi triều kéo dài 150 năm. 

Giáo sư Chương đánh giá, một vương triều thông thường kéo dài đến 200 năm thì khó tránh khỏi suy bại, đây giống như con người có sinh lão bệnh tử, mỗi vương triều đều có ‘hưng suy canh thế’ (hưng, suy, thay, thế). Nước Mỹ đã đi quá 200 năm, rốt cuộc lực sinh mệnh của nó ngoan cường và thịnh vượng đến đâu, chúng ta chỉ có thể tiếp tục quan sát.

Điều Giáo sư Chương muốn nói ở đây là, dù xã hội chọn chế độ nào, thì đạo đức con người là vô cùng vô cùng quan trọng.

Nước Mỹ hiện nay xuất hiện rất nhiều vấn đề. Những vấn đề này kỳ thực không thấy rõ ràng vào trước năm 2019; đến sau năm 2019, nước Mỹ đã trở thành một quốc gia mà chúng ta không còn nhận ra được nữa. 

Ví như ‘Zero-dollar Shopping’, nếu ở California trộm một món đồ dưới 900 đô-la Mỹ, người ấy vẫn không bị cảnh sát bắt. Đây hoàn toàn là nhiễu loạn trật tự và pháp luật. Gồm phong trào như là ‘mạng người da đen trân quý’ – Black Lives Matter; cánh tả thù hận truyền thống nước Mỹ, phủ định truyền thống Cơ Đốc giáo Do Thái v.v.

Sau tổng tuyển cử năm 2020, chúng ta tưởng rằng tam quyền phân lập, thêm truyền thông là quyền lực thứ tư để duy hộ sự công chính của xã hội, nhưng phát hiện ra có nhiều kênh truyền thông phát tán tin giả. Sau đó dưới tình huống tranh luận ‘liệu tổng tuyển cử có gian lận?’, thì Tối cao Pháp viện chọn phương án ‘nằm thẳng’… Chúng ta cảm giác nước Mỹ không còn chỗ để nói lý. Vì sao? Giáo sư Chương nhìn nhận là do đạo đức người Mỹ bị ‘xâm thực’ (ăn mòn) bởi ảnh hưởng của Chủ nghĩa ‘Mác văn hoá’ tạo thành những vấn đề như thế này. 

Lúc này chúng ta phát hiện: khi đạo đức bại hoại thì chế độ nào cũng không còn tác dụng. Năm đó khi các Quốc Phụ chế định ra hiến pháp nước Mỹ, họ đã đặt từng lớp từng lớp phòng tuyến với hy vọng có thể bảo vệ Chế độ Liên bang/Chế độ Cộng hoà của nước Mỹ, nhưng hiện nay đã không còn tác dụng nữa. 

Giáo sư Chương cảm nhận, dù là chế độ của Trung Quốc hay chế độ của phương Tây, toàn bộ xã hội có thể khôi phục đạo đức mới là cơ sở đặt định lành mạnh cho sự tồn tại và vận chuyển một chế độ. 

Khi giảng Trung Hoa văn minh sử, Giáo sư Chương rất muốn nhấn mạnh điểm này: đạo đức là do Thần định nghĩa, chứ không phải học tập và làm theo tấm gương đạo đức của người nào đó. Tư tưởng này luôn quán thâu từ đầu đến cuối, do đó cuốn sách ‘Trung Hoa văn minh sử’ này có rất nhiều điều để chúng ta tham khảo.

***

Hình thái ý thức của ĐCSTQ đến từ phương Tây, tại sao tổ chức này lại ‘sống’ lâu như vậy ở phương Đông, trong khi nhiều nước châu Âu không tồn tại kiểu chế độ như thế?

Đáp án có trong một câu nói của lãnh đạo độc tài Mao Trạch Đông: “Ta là Mác kết hợp với Tần Thuỷ Hoàng”, và một quá trình gọi là ‘bản địa hoá’. Rốt cuộc việc này như thế nào, kính mời quý độc giả đón xem phần tiếp theo.

Mạn Vũ

https://youtube.com/watch?v=kGqQ0NFEJcM%3Ffeature%3Doembed

Theo DKN