Tin tức thế giới Thứ năm 09 tháng 12 năm 2021

Share this post on:

Võ Thái hà tổng hợp

Ngoại trưởng Mỹ sắp công du Đông Nam Á

https://news.vietluan.com.au/wp-content/uploads/2021/12/Blinken.jpg

Ngoại trưởng Mỹ sắp công du Đông Nam Á

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken sẽ đến Đông Nam Á vào tuần tới trong chuyến thăm nhằm cho thấy tầm quan trọng của khu vực đối với chiến lược của Mỹ.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken sẽ thăm Indonesia, Malaysia và Thái Lan trong tuần tới

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price ngày 8.12 cho hay Ngoại trưởng Blinken sẽ bắt đầu chuyến công du mới bằng cuộc gặp với những người đồng cấp thuộc các nước G7 (gồm Mỹ, Canada, Anh, Pháp, Đức, Ý và Nhật Bản) tại Anh từ ngày 10-12.12, theo AFP. Sau đó, ông Blinken sẽ đến Indonesia, Malaysia và Thái Lan để nhấn mạnh ưu tiên trong chính sách ngoại giao của Mỹ.

Trợ lý ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương Daniel Kritenbrink nói với các phóng viên rằng các cuộc gặp của ngoại trưởng sẽ tập trung vào việc tăng cường cơ sở hạ tầng an ninh trong khu vực trong bối cảnh Trung Quốc tăng cường sức ép ở Biển Đông.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ: yêu sách Biển Đông của Trung Quốc không có cơ sở

Ông Daniel Kritenbrink cho biết thêm Ngoại trưởng Blinken sẽ thảo luận “những hành động đơn phương của Trung Quốc ở sông Mê Kông” cũng như “tự do hàng hải và tự do hàng không”.

Mỹ cam kết nâng giao tiếp với ASEAN lên mức ‘chưa từng có’ 

Reuters 

Ông Daniel Kritenbrink, trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á-Thái Bình Dương Sự vụ.

Ông Daniel Kritenbrink, trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á-Thái Bình Dương Sự vụ

Tổng thống Joe Biden cam kết nâng cao giao tiếp của Mỹ với Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tới mức “chưa từng có trước đây”, nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ về châu Á tuyên bố ngày 8/12, trước chuyến thăm Đông Nam Á của Ngoại trưởng Antony Blinken.

Ông Blinken sẽ thăm Indonesia, Malaysia và Thái Lan từ ngày 9 đến ngày 17/12.

Ông Daniel Kritenbrink, trợ lý Ngoại trưởng phụ trách Đông Á-Thái Bình Dương Sự vụ, cho biết khía cạnh an ninh trong chuyến đi của ông Blinken sẽ chú trọng củng cố hạ tầng cơ sở an ninh trong khu vực để đáp ứng với việc “bắt nạt” của Trung Quốc tại Biển Đông.

Ông Kritenbrink nói Mỹ không yêu cầu các nước trong vùng phải chọn phe, nhưng muốn đảm bảo là các nước này có khả năng tự quyết định.

“Chúng tôi chọn viễn kiến về một trật tự quốc tế dựa trên luật lệ trong đó tất cả các nước, lớn hay nhỏ, đều hành xử theo luật lệ.”

Ông Kritenbrink cho hay Ngoại trưởng Blinken sẽ thảo luận những kế hoạch cho một “khung làm việc kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.” Hồi tháng 10, Tổng thống Biden đã nói với các lãnh đạo châu Á rằng Mỹ sẽ mở các cuộc thảo luận về việc này.

Những người chỉ trích cho rằng chiến lược châu Á của ông Biden đối đầu với ảnh hưởng và sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc thiếu yếu tố quan trọng này kể từ khi người tiền nhiệm Donald Trump từ bỏ hiệp ước thương mại khu vực.

Ông Kritenbrink cho hay khung làm việc đó sẽ tăng cường hợp tác kinh tế với các nước Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương trên một loạt các lĩnh vực khác nhau, bao gồm tạo điều kiện dễ dàng cho thương mại, kinh tế kỹ thuật số, hạ tầng cơ sở, hạ giảm khí các-bon, năng lượng sạch và những tiêu chuẩn về lao động.

Việt Nam nêu phản ứng về việc Mỹ tẩy chay Olympic Bắc Kinh 

VOA Tiếng Việt 

Logo Olympic Mùa đông Bắc Kinh 2022, Bắc Kinh,17/9/2021.

Logo Olympic Mùa đông Bắc Kinh 2022, Bắc Kinh,17/9/2021. 

Chiều 9/12, khi được hỏi về việc Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tẩy chay Thế vận hội Bắc Kinh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết rằng Việt Nam “mong muốn tất cả các nước cùng đóng góp vào thành công của sự kiện này”.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nói: “Thế vận hội là sự kiện thể thao quốc tế, được tổ chức với mục đích giao lưu tăng cường hiểu biết, tình hữu nghị giữa các nước trên thế giới”, theo trang Tiền Phong

Hôm 6/12, Nhà Trắng loan báo rằng các quan chức chính phủ Hoa Kỳ sẽ tẩy chay Thế vận hội Bắc Kinh vì những vi phạm nhân quyền thô bạo ở Tân Cương.

Sau đó các quốc gia như Australia, Anh, Canada cũng tham gia cuộc tẩy chay ngoại giao do Mỹ dẫn đầu đối với Thế vận hội mùa Đông Bắc Kinh, diễn ra vào tháng 2/2022.

Hôm 9/12, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết Australia, Anh và Mỹ sẽ phải trả giá cho “những hành động sai lầm” của mình sau khi quyết định không cử phái đoàn chính phủ tham dự Thế vận hội Mùa đông ở Bắc Kinh, theo Reuters.

“Hoa Kỳ, Anh và Úc đã sử dụng nền tảng Thế vận hội để thao túng chính trị”, ông Uông Văn Bân, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, nói.

“Họ sẽ phải trả giá cho những hành vi sai lầm của mình”, ông Uông nói trong một cuộc họp báo thường kỳ.

Từ trước đến nay, Trung Quốc phủ nhận bất kỳ hành vi sai trái nào ở Tân Cương, nơi sinh sống của cộng đồng thiểu số Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ (Uyghur), và cho rằng những cáo buộc lạm dụng quyền là “bịa đặt”.

Hôm 8/12, Hạ viện Hoa Kỳ đã thông qua đạo luật cấm nhập khẩu từ Tân Cương vì lo ngại về vấn đề lao động cưỡng bức ở khu vực này. Phía Trung Quốc kiên quyết phản đối đạo luật này, nói rằng Hoa Kỳ đang thực hành chủ nghĩa đơn phương, chủ nghĩa bảo hộ và bắt nạt Trung Quốc qua cái gọi là “nhân quyền”.

Trung Quốc xem xét kích thích nền kinh tế

Các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc luôn nổi tiếng về khả năng kích thích khi tăng trưởng yếu. Vậy điều gì đã khiến họ chậm phản ứng trước cuộc suy thoái ngành bất động sản trong vài tháng qua? Phải đến tuần này ngân hàng trung ương mới có hành động rõ ràng, với biện pháp giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc lần thứ hai trong năm nay.

Một lý do khiến họ do dự có thể là lạm phát. Số liệu công bố vào thứ Năm dự kiến cho thấy giá bán buôn tăng hơn 10% trong tháng 11 so với một năm trước đó. Áp lực tăng giá bán buôn này cho đến nay đã không khiến lạm phát giá tiêu dùng tăng cao, nhờ giá thịt lợn giảm. Dù vậy, nguồn cung lợn đang cạn đi trong khi giá rau quả tăng nhanh. Do đó, lạm phát giá tiêu dùng dự kiến sẽ tăng lên. Điều đó không thể ngăn các nhà hoạch định chính sách bơm kích thích cho nền kinh tế. Nhưng nó có thể khiến tốc độ tăng trưởng sau kích thích không tốt như những người lạc quan kì vọng.

Mỹ chủ trì hội nghị dân chủ toàn cầu

Vào thứ Năm, tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh Dân chủ trực tuyến. Với 110 quốc gia, nó sẽ tập trung vào ba trụ cột: chống chủ nghĩa độc tài, chống tham nhũng và thúc đẩy quyền con người.

Đây là những mục tiêu đáng khen ngợi. Song các chính phủ độc tài, chẳng hạn như Congo, các chính phủ có nạn tham nhũng tràn lan (Brazil) hay những nước vi phạm nhân quyền (Pakistan) lại đều nằm trong danh sách khách mời. Trong khi đó các tổ chức phi chính phủ và các nhà hoạt động không được mời, dù chính họ là những người sẽ kiểm tra xem các lời hứa tại hội nghị có được thực hiện hay không. Ngoài ra còn có câu hỏi liệu Mỹ có tư cách mặt đạo đức để chủ trì một sự kiện như vậy hay không sau nhiều năm nền dân chủ của chính họ cũng suy thoái.

Mục tiêu “Đổi mới dân chủ” có lẽ sẽ được đáp ứng tốt hơn bởi một danh sách khách mời khác. Nếu các nước phi dân chủ khác được mời, hội nghị thượng đỉnh có thể tạo cơ hội để khuyến khích họ cư xử tốt hơn. Ngoài ra, việc loại trừ họ làm tính dân chủ của hội nghị chỉ mang tính tượng trưng. Các khách mời hiện tại phản ánh mục tiêu chính sách đối ngoại của Mỹ, chứ không phải dân chủ.

Xét nghiệm sức khỏe từ hệ tiêu hóa

Não và ruột có mối liên hệ mật thiết với nhau. Hầu hết serotonin (hoóc môn ổn định tâm trạng) của cơ thể được tạo ra trong ruột, cũng như các vi sinh vật đường ruột chịu trách nhiệm cho các chức năng trao đổi chất quan trọng. Hiện có rất nhiều công ty đang xét nghiệm phân để phân tích và cải thiện sức khỏe thể chất cũng như tinh thần của con người. Một trong những công ty này, Digbi Health, tuyên bố có thể giúp mọi người cai nghiện thuốc chống trầm cảm bằng các thay đổi hành vi có hướng dẫn để cải thiện sức khỏe đường ruột và do đó tăng sản xuất serotonin.

Việc giải trình tự bộ gen đã trở nên dễ dàng hơn và rẻ hơn trong mười năm qua, tạo điều kiện thuận lợi cho nghiên cứu hệ vi sinh vật đường ruột. Ông chủ của Digbi Health đang hướng tới một tương lai mà phân có giá trị chẩn đoán thực sự, song vấp phải hoài nghi từ nhiều người khác. Trong số đó có Tim Spector, một giáo sư dịch tễ học di truyền đang làm CEO của ZOE, một công ty khởi nghiệp gần đây được định giá 162 triệu đô la, cũng sử dụng xét nghiệm vi sinh vật để cải thiện sức khỏe người dùng. Ông lập luận mặc dù có thể biết được ai đó có bệnh hay không từ hệ vi sinh vật đường ruột của họ, nhưng “cơ địa cá nhân khiến rất khó xác định các mối liên hệ cụ thể với bệnh.”

Mỹ cấm vận vũ khí đối với Campuchia

https://news.vietluan.com.au/wp-content/uploads/2021/12/campuchia-6673.jpg

Mỹ cấm vận vũ khí đối với Campuchia

Mỹ ngày 8.12 đã cấm xuất khẩu vũ khí và hạn chế bán các sản phẩm lưỡng dụng cho Campuchia lo ngại ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc đối với nước này.

Theo Reuters, Mỹ ngày 8.12 đã áp đặt lệnh cấm vận vũ khí và các hạn chế xuất khẩu mới đối với Campuchia, vì lo ngại điều mà Washington cho là ảnh hưởng ngày càng tăng của quân đội Trung Quốc cũng như vấn đề tham nhũng và nhân quyền ở Campuchia.

Bộ Ngoại giao Mỹ đã thêm Campuchia vào danh sách các quốc gia bị cấm nhập khẩu vũ khí Mỹ, theo văn bản gửi tới Cơ quan Lưu trữ Liên bang.

“Campuchia tiếp tục cho phép Trung Quốc mở rộng sự hiện diện quân sự và xây dựng các cơ sở chuyên dùng trên vịnh Thái Lan” bất chấp lời kêu gọi của các quan chức Mỹ, theo nội dung trong văn bản. Hồ sơ cũng nêu ra lý do áp đặt cấm vận là vấn đề tham nhũng và nhân quyền.

Bộ Thương mại Mỹ cũng đưa ra các hạn chế xuất khẩu mới đối với Campuchia. Lệnh này sẽ hạn chế quyền mua các mặt hàng lưỡng dụng, có thể được sử dụng cho mục đích quân sự cũng như dân sự cùng các mặt hàng quân sự, vật phẩm và dịch vụ quốc phòng ít nhạy cảm hơn.

Người phát ngôn của chính phủ Campuchia không bình luận về quyết định mới của Washington.

Chưa rõ tác động của các lệnh cấm này. Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm cho biết Mỹ không phải là nhà cung cấp vũ khí cho Campuchia.

Những lệnh cấm trên được đưa ra trong khi cố vấn Bộ Ngoại giao Mỹ Derek Chollet chuẩn bị khởi hành đến Campuchia và Indonesia.

Tháng trước, Washington đã trừng phạt hai quan chức Campuchia vì cáo buộc tham nhũng tại Căn cứ Hải quân Ream. Các quan chức Mỹ đã bày tỏ quan ngại về sự thiếu minh bạch trong hoạt động xây dựng của Trung Quốc ở đây.

Cuộc chiến Delta – Omicron quyết định tương lai đại dịch

https://news.vietluan.com.au/wp-content/uploads/2021/12/hospital.jpg

Cuộc chiến Delta – Omicron quyết định tương lai đại dịch

Giới khoa học đặt câu hỏi liệu Omicron – đối thủ cạnh tranh mới nhất có thể đẩy lùi Delta và trở thành chủng trội hay không? Điều này sẽ định hình tương lai đại dịch.

Sau khi nghiên cứu dữ liệu từ Nam Phi và Anh, một số nhà khoa học cho rằng Omicron có thể chiến thắng. Tiến sĩ Jacob Lemieux, thành viên một nghiên cứu do Harvard Medical dẫn đầu, cho biết: “Giờ vẫn còn sớm, nhưng ngày càng nhiều những dữ liệu nhỏ giọt cho thấy Omicron có khả năng vượt trội hơn Delta ở nhiều điểm, nếu không muốn nói là tất cả các điểm”.

Tuy nhiên, những người khác cho biết hiện còn quá sớm để biết tốc độ lây lan của Omicron có lấn lướt Delta hay không.

Matthew Binnicker, Giám đốc Virus học lâm sàng tại Mayo Clinic ở Rochester, Minnesota, Mỹ, cho biết: “Đặc biệt tại Mỹ, nơi số ca nhiễm Delta đang gia tăng đáng kể, liệu Omicron có đủ sức thay thế nó? Theo tôi, câu trả lời sẽ có trong khoảng hai tuần nữa”.

Về vấn đề lây nhiễm, các nhà khoa học chỉ ra tại Nam Phi, nơi Omicron lần đầu được phát hiện, biến chủng hiện lây lan nhanh chóng trong cộng đồng và gần như trở nên thống trị trong thời gian ngắn. Các chuyên gia lo ngại đất nước đang bước vào làn sóng mới có thể khiến các bệnh viện quá tải.

Omicron nhanh chóng đưa Nam Phi từ giai đoạn có mức độ lây truyền thấp, trung bình dưới 200 ca mắc mới mỗi ngày từ giữa tháng 11, lên hơn 16.000 ca mỗi ngày vào cuối tuần trước. Theo các chuyên gia, biến chủng chiếm hơn 90% các trường hợp mắc mới ở tâm dịch Gauteng, nhanh chóng lan rộng và trở thành chủng trội ở 8 tỉnh Nam Phi khác.

“Virus lây lan cực kỳ nhanh”, Willem Hanekom, Giám đốc Viện Nghiên cứu Y tế châu Phi, nhận định. “Nhìn vào biểu đồ dịch tễ ở làn sóng mới, số ca nhiễm tại Nam Phi tăng thẳng đứng. Điều này cho thấy virus rất dễ lây lan, như những gì được dự đoán”.

Song tiến sĩ Hanekom cho biết số ca nhiễm Delta tại Nam Phi vốn thấp từ trước khi Omicron xuất hiện. Ông cho rằng còn quá sớm để nói Omicron là chủng trội hơn ở nước này. Các nhà khoa học chưa rõ liệu biến chủng có xu hướng lưu hành tương tự ở các khu vực khác hay không.

Nếu không thể vượt qua Delta, Omicron sẽ có kết cục giống với các phiên bản virus trước đó là Beta và Alpha. Hai biến chủng này đang suy yếu dần ở những nơi nó từng thống trị như Anh, Nam Phi và Qatar.

Dữ liệu cho thấy tỷ lệ phổ biến của Beta đã giảm xuống trong suốt năm 2021 do Delta có khả năng lây truyền cao hơn và biết né tránh một phần miễn dịch từ vaccine. Các nhà khoa học hồi đầu tháng 3 báo cáo số ca nhiễm biến chủng Beta cao kỷ lục. Nó chiếm 2% mẫu virus được giải trình tự gene của thế giới khi ấy. Đến tháng 7, nó chỉ tồn tại trong 0,4% các trường hợp dương tính được báo cáo trên cổng dữ liệu toàn cầu.

Tại Anh – quốc gia đi đầu về giải trình tự gene virus, biến chủng Omicron đang gia tăng theo cấp số nhân so với Delta, theo tiến sĩ Lemieux. Tại Mỹ và phần còn lại của thế giới, “còn nhiều điều chưa chắc chắn”, ông nói.

“Nhìn chung, khi tập hợp các dữ liệu ban đầu, chúng tôi dần rút ra một bức tranh nhất quán: Omicron đã lưu hành tại nhiều nơi. Dựa trên những gì chúng tôi quan sát được ở Nam Phi, nó có khả năng trở thành chủng trội trong những tuần, tháng tới và khiến số ca nhiễm tăng lên”, ông nhận định.

Kịch bản tích cực khi Omicron thành chủng trội?

Nhiều nhà khoa học nhận định, nếu có ưu thế siêu lây nhiễm nhưng gây triệu chứng nhẹ, Omicron có thể trở thành chủng trội. Đại dịch từ đó rẽ theo hướng tích cực.

Theo tiến sĩ Samuel Scarpino, Viện Phòng chống Đại dịch của Tổ chức Rockefeller, khi có hai biến chủng cùng lưu hành, loại lây lan nhanh hơn có xu hướng thống trị. Biến chủng đó chiếm ưu thế bởi nó sao chép nhanh trong vật chủ, hoặc vì khả năng trốn tránh miễn dịch.

Điều này nghe có vẻ đáng sợ. Khi toàn thế giới mất một năm để đẩy mạnh triển khai vaccine, cộng đồng không muốn nhiễm nCoV đột phá (người mắc Covid-19 sau khi tiêm chủng). Theo Elizabeth Halloran, chuyên gia thống kê sinh học tại Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Fred Hutchinson, nếu biến chủng không gây triệu chứng nghiêm trọng, không khiến người bệnh nhập viện hoặc phải thở máy, đây là tin tốt.

“Virus vượt qua vaccine, nhưng người bệnh chỉ có biểu hiện nhẹ có nghĩa chúng ta đang đi đúng hướng”, bà nói.

Các nhà khoa học chưa rõ dữ liệu mới có ý nghĩa thế nào với sức khỏe cộng đồng. Các bác sĩ Nam Phi từng cho biết tỷ lệ tái nhiễm Omicron cao hơn nhiều, cho thấy biến chủng có khả năng trốn thoát một phần miễn dịch. Biến chủng mới dường như đang lây lan mạnh những người trẻ tuổi, chủ yếu là người chưa được tiêm chủng, và hầu hết các trường hợp nhập viện là tương đối nhẹ.

“Chúng tôi mong muốn có thêm kết quả bệnh học từ những người lớn tuổi hoặc người có bệnh lý nền, xem họ tiến triển ra sao”, ông Binnicker nói.

Trong khi chờ đợi câu trả lời, các nhà khoa học đề nghị người dân làm mọi thứ có thể để bảo vệ bản thân. “Chúng tôi muốn đảm bảo càng nhiều người có miễn dịch từ tiêm chủng càng tốt”, tiến sĩ Lemieux nói.

Nguồn:  AP, LA Times, Independent)


XEM THÊM:

Việt Nam: Gạo ngon nhất thế giới 2019 và chuyện đạo nhái thương hiệu – Nguyễn Văn Mỹ

Gửi cho BBC News Tiếng Việt từ Sài Gòn – 09/12/2021 – ( Lan man chuyện bản quyền…)

https://docs.google.com/document/d/1iclb4wZnvEwX1_qHqBJlrJu7Fl9BWBlv/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Tại buổi đối thoại giữa Bộ trưởng NN&PTNT Lê Minh Hoan với các “vua” nông sản Việt ngày 26/10, Ks Cua cho biết: “Đại diện TRT – đơn vị tổ chức cuộc thi – cho biết khoảng một tuần nữa sẽ công bố danh sách các nước tham gia. Chúng tôi đã làm thủ tục, đóng phí đầy đủ để sử dụng thương hiệu. TRT phát hiện ở Việt Nam nhiều nơi vi phạm bản quyền. Họ đã phát thông cáo báo chí và có thể kiện ở Mỹ. Khả năng Việt Nam được phép dự thi hay không còn bỏ ngỏ”.

Nghe xong hơi hoảng. Ngẫm lại thấy có những chi tiết vô lý. Việc ăn cắp bản quyền, làm hàng nhái, hàng giả…ở Việt Nam là “Chuyện thường ngày ở huyện”.

Muốn nhân quyền, hãy bắt đầu với quyền kinh tế – If You Want Human Rights, Start with Economic Rights – by  Tirzah Duren

Thursday, November 30, 2017

Phạm Nguyên Trường dịch – Song ngữ Việt Anh

https://docs.google.com/document/d/1qKnLqSTqlZfxRn_9anAtQT_5JzRGMCpM/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Nhấn mạnh thứ hai của Tuyên ngôn nhân quyền phổ quát là giáo dục. Một lần nữa, 10% số quốc gia hàng đầu có thành tích tốt hơn đáng kể. Trong khi ở những nước dưới cùng, chỉ có 64% người trên 25 người đã hoàn thành giáo dục tiểu học, thì ở những nước đứng đầu trung bình là 90% người lớn đã hoàn thành giáo dục tiểu học. Những nước đứng đầu cũng có tỷ lệ người biết chữ và có việc làm cao hơn, chứng tỏ rằng giáo dục có thể tạo ra kết quả đo lường được, như cơ hội việc làm.

Những người chỉ trích thường nói rằng kết quả này chủ yếu là do sự cải của quốc gia chứ không phải là do tự do kinh tế. Do đó, giải pháp thay thế là để chính phủ tham gia hoạt động kinh doanh nhằm đưa GDP lên. Tuy nhiên, không thể có nhiều của cải mà không có tự do kinh tế. Điều này được thể hiện bằng bình quân GDP trên đầu người, các nước nằm trong 25% trên cùng về tự do kinh tế có GDP trên đầu người cao hơn bốn lần bình quân GDP trên đầu người của 25% những nước nằm cuối bảng.

Nguyễn Văn Xuân  – Văn nghệ miền Nam nhìn từ miền Trung  – 09/12/2021

(Lời biên tập: Từ cuối những năm 1960, Nguyễn Văn Xuân đã có cái nhìn riêng về văn nghệ miền Nam, vượt lên cái nhìn ‘dĩ Bắc vi trung’…)

Nguồn: Nguyễn Văn Xuân, Khi những lưu dân trở lại, Thời Mới, 1969 

https://docs.google.com/document/d/1ns3qo-8GNtZgb2hXMb5KeM0Lum51IO2P/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Định lại giá trị văn học miền Nam, chính là trở về sự thật, chính là biết tỏ lòng yêu quí và lo lắng cho đời sống tinh thần của dân miền Nam mà trong hoàn cảnh hiện tại, đó là lực lượng chủ yếu của mọi thăng trầm! Không gì vô lý và đau xót bằng khi một học sinh đệ nhị học Đông Dương tạp chí mà không học Phụ Nữ Tân Văn. Nói về mọi phương diện, tạp chí sau này đã vượt xa tạp chí trước về biên khảo, dịch thuật, bút chiến, phê bình tiểu thuyết. Đối với Nam Phong tạp chí này có vẻ nhẹ nhàng linh động, hoạt bát hơn, vừa gần trí thức mà vẫn không xa đại chúng. Chính tờ này là cái “bắc cầu” giữa Nam phong và Phong hóa, Ngày nay và trước khi hai tạp chí của Nguyễn Tường Tam ra đời, nó có vẻ “hiện đại hóa” hơn hết, nhất là về phương diện tư tưởng.

Vũ Đức Liêm – Khi Thăng Long để mất rồng: Sự “giáng cấp” của Hà Nội thế kỉ XIX – 09/12/2021

https://docs.google.com/document/d/1yfVw63kCGIT8jly5f63XnmKBIKBROWt0/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Cuối cùng, sự ‘hạ cấp’ của Hà Nội là một ví dụ nhỏ sống động cho thấy chuyển dịch cấu trúc địa chính trị Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX, đã tác động thế nào tới trung tâm chính trị vùng châu thổ sông Hồng. Từ “Thăng Long” đến “Hà Nội” chính là sự khai mở của một kỷ nguyên mới từ không gian “Đại Việt” tới không gian “Việt Nam”. Tuy nhiên 1802 không phải là điểm kết thúc. Nó chỉ là sự khởi đầu của một cuộc hành trình gian nan thời hiện đại giữa Huế-Hà Nội- Sài Gòn để tìm kiếm bản sắc của một Việt Nam hiện đại. Giữa những biến loạn đó, dù kinh đô có đi đâu chăng nữa thì rồng vẫn ở lại với người Việt, ở trên cõi Việt.

25 tháng 09 năm 1789: Tuyên ngôn nhân quyền Hoa Kỳ ra đời – Nguồn: “Bill of Rights passes Congress,” History.com – Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

https://docs.google.com/document/d/1KDscp7yUDLc50IqDMkvWyfMFRH1AoJPj/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Vào ngày này năm 1789, Quốc hội đầu tiên của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ đã thông qua 12 tu chính án hiến pháp, và gửi chúng tới các tiểu bang để phê chuẩn. Các tu chính án này, gọi chung là Tuyên ngôn nhân quyền, được thiết kế để bảo vệ các quyền cơ bản của công dân Hoa Kỳ, đảm bảo các quyền tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, và tôn giáo; quyền được xét xử công bằng và quyền mang vũ khí; và đảm bảo các quyền không được trao cho chính phủ liên bang thì được bảo lưu cho các tiểu bang và nhân dân.

Tẩy chay Thế Vận Hội Bắc Kinh 2022

Canada tham gia tẩy chay ngoại giao Thế vận hội Bắc Kinh  VOA – Minh Anh – 09/12/2021

Mỹ không muốn Trung Quốc phô trương thế mạnh

https://docs.google.com/document/d/1dNx2lJhyXRS0jMR4tPJo2rdfAr1zJSvl/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Nhà nghiên cứu địa chính trị Jean-Baptiste Guégan, trên đài Franceinfo nhận định, quyết định tẩy chay Thế Vận Hội Bắc Kinh của Mỹ là để ngăn cản một tham vọng lớn của Trung Quốc : Đó là, nếu năm 2008 đánh dấu sự trở lại của Trung Quốc, thì năm 2022 sắp tới phải trao cho Trung Quốc vị trí hàng đầu, trên cả nước Mỹ.  

« Thế Vận Hội Mùa Đông, trong sự tiếp nối với Thế Vận Hội Mùa Hè Bắc Kinh 2008, được dùng để chứng tỏ vị trí của Trung Quốc trên trường quốc tế. Bắc Kinh sử dụng những kỳ đại hội thể thao này nhằm chứng tỏ sức mạnh, rằng Trung Quốc có khả năng tiếp đón những sự kiện lớn, đồng thời có khả năng cho thấy nước này thống trị về mặt thể thao. Hoa Kỳ chỉ muốn cản trở điều đó, khi biến vấn đề nhân quyền và Tân Cương thành ưu tiên trong lịch trình truyền thông ».  

Lào : Cửa ngõ để Trung Quốc bành trướng ảnh hưởng vào Đông Nam Á ?

Minh Anh RFI – 09/12/2021

https://docs.google.com/document/d/1H4UvSI3rOFJfDA7ZtAh-sb5FD7-RT3zd/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Một khi mạng lưới kết nối này được hoàn thành, vị thế của Trung Quốc tại Đông Nam Á sẽ còn được củng cố mạnh mẽ hơn cả về mặt kinh tế lẫn chính trị ?

Eric Mottet : Chắc chắn rồi. Trung Quốc sẽ còn củng cố hơn nữa các lợi ích kinh tế, chính trị, địa chiến lược tại vùng Đông Nam Á, một khi tuyến đường sắt cao tốc này sẽ được hoàn thành. Tôi lưu ý là hiện tại đường tầu này chỉ dừng lại ở Viên Chăn, chưa băng qua được sông Mê Kông. Đoàn tầu này sẽ còn phải được nối với hệ thống đường sắt của Thái Lan đến tận Bangkok khoảng từ 2026 đến 2030. Hiện vẫn luôn chưa có dự án nối Bangkok với Kuala Lumpur, và nhất là không còn dự án đường tầu cao tốc Kuala Lumpur – Singapore, bởi vì Singapore đã quyết định ngưng dự án này hồi đầu năm nay. Thế nên, việc củng cố thế mạnh đó vẫn chưa thể hoàn thiện và chỉ sẽ được hình thành dần theo thời gian. Hiện tại, chuyến tầu đó chỉ dừng lại ở Viêng Chăn và chưa đi xa hơn được.