Công binh  Hoa Kỳ hy vọng giúp cứu sông Mekong

Share this post on:

(Army Corps of Engineers hopes to help save the Mekong River)

Kevin Knodell – Bình Yên Đông lược dịch – Honolulu Star-Advertiser – September 2023

ASSOCIATED PRESS
                                Above, fishermen moved their wooden boat between the Mekong and Tonle Sap rivers in Phnom Penh, Cambodia.

Trên 1 thập niên, Khu Thái Bình Dương (TBD) của Công binh Hoa Kỳ (USACE) ở Honolulu đã phối hợp những trao đổi đang diễn ra giữa các chuyên viên của Hoa Kỳ và khu vực Mekong ở Đông Nam Á (ĐNA) để tìm cách quản lý tốt hơn nguồn nước bị căng thẳng ở cả 2 phía của Thái Bình Dương.

Khu vực Mekong có một số nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới, và dòng sông là chìa khóa của sự tăng trưởng đó.  Tàu bè và xà lan di chuyển lên xuống thủy lộ để chở hàng hóa, các đập thủy điện sản xuất điện, và người dân địa phương có nhiều thế kỷ sống nhờ vào nhiều loại cá cư trú trong sông và dùng nước của nó để tưới hoa màu của họ.

Theo một phúc trình năm 2020 của các nhà nghiên cứu ở Trung tâm Đông-Tây và Trung tâm Stimson ở Washington, D.C., tổng số mậu dịch của Mỹ với các quốc gia Mekong có trị giá khoảng 116,6 tỉ USD.  Mỹ xuất cảng 26,7 tỉ USD hàng hóa và dịch vụ đến khu vực Mekong và nhập cảng 89,9 tỉ hàng hóa.

Nhưng ngày nay, tương lai của sông – và các cộng đồng tùy thuộc vào nó – đang bấp bênh.

“Mekong hùng vĩ là nền thủy sản nước ngọt phong phú nhất trên thế giới và những đồng lụt rộng lớn của nó làm cho nó trở thành một vùng then chốt cho việc xuất cảng nông nghiệp khu vực và toàn cầu,” Brian Eyler, giám đốc Chương trình ĐNA của Trung tâm Stimson, nói.  “Tài nguyên của sông trực tiếp hỗ trợ cuộc sống của hàng chục triệu người ở Trung Hoa, Myanmar, Lào, Thái Lan, Cambodia và Việt Nam và cũng chống đỡ an ninh kinh tế của khu vực.  Việc xây đập không kềm chế, thay đổi khí hậu và những chọn lựa phát triển kém đang làm cho hệ sinh thái của sông sụp đổ từ từ.”

Nó là một thách thức mà Ủy hội Sông Mekong (MRC) – gồm có đại diện từ Việt Nam, Cambodia, Lào và Thái Lan – phải đối mặt hàng ngày.

“(Việc phát triển mới) mang lại, đương nhiên, những lợi ích tích cực của tăng trưởng kinh tế và sản xuất năng lượng, nhưng nó cũng mang lại những cái giá, Anoulak Kittihoun, CEO của Văn phòng MRC, nói.  “Cái giá cho môi trường, cái giá cho người dân dễ bị tổn thương không được bảo vệ và – vì thay đổi khí hậu – càng ngày càng có thêm lũ lụt nghiêm trọng, hạn hán nghiêm trọng, khả năng không thể đoán trước, tất cả những thứ nầy.”

Một phần của chương trình rộng lớn hơn do Bộ Ngoại giao Hoa kỳ điều hành được thành lập trong năm 2010 để nâng cao việc tham gia của Hoa Kỳ ở ĐNA, USACE đã phối hợp Hợp tác Sông Chị em, đã ghép MRC và Ủy hội Sông Mississippi (MiRC), phần lớn được điều hành bởi USACE và gồm có những dân sự được tổng thống chỉ định từ các tiểu bang dọc theo sông Mississippi.

“Chúng tôi thành lập hợp tác nầy vì 2 ủy hội có nhiều điểm tương đồng,” Evan Ting, trưởng Chương trình Hỗ trợ của Khu TBD của USACE, người đã liên can sâu đậm với hợp tác trong nhiều năm, nói.  “Sông Mississippi và sông Mekong có nhiều đặc tính tương tự – cách nó chảy, chiều dài của nó – vì thế tại sao không chia sẻ những lối thực hành tốt nhất với các đối tác Mekong?”

Sụt giảm nguồn nước đã gây ra căng thẳng và trong một số trường hợp châm ngòi cho xung đột ở nhiều nơi trên thế giới.  Nay khi sông Mekong xuống thấp hơn, nó gây lo sợ thiếu hụt nước và thực phẩm có thể làm mất ổn định khu vực.

“Đó là một lo ngại không chỉ cho Hoa Kỳ mà cho toàn thể thế giới,” Ting nói.  “Đó là quan tâm của Hoa Kỳ – cũng như quan tâm của nhiều đồng minh và đối tác của chúng ta – rằng khu vực Mekong vẫn hòa bình (và) rằng lưu vực đang phát triển một cách khả chấp, vì chúng ta muốn tối thiểu hóa và giảm nhẹ loại va chạm tiềm tàng đó trong tương lai.”

Tướng Charles Flynn, tư lệnh Quân đội Hoa Kỳ ở TBD, ca ngợi việc tham gia của USACE ở Mekong như một thí dụ của việc làm thế nào dịch vụ giúp lôi kéo các quốc gia trong khu vực.

“Nước là đời sống.  Nó là sức mạnh, nó là năng lượng, nó là giao thông… nó là một thành phần trung tâm của đời sống ở mọi nơi, nhưng nó đặc biệt đúng với sông Mekong,” Flynn nói với Honolulu Star-Advertiser.  “Tôi rất, rất hãnh diện cái mà (chương trình) nầy đại diện, vì nó thật sự khuyến khích ổn định trong những quốc gia nầy và nó giúp ngăn ngừa những tình trạng nầy trở thành xáo trộn tồi tệ.”

Chọn lựa khó khăn.  Mỗi năm, ngoại trừ một thời gian gián đoạn ngắn do sự lan trán của Covid-19, Hợp tác Sông Chị em đã mang các chuyên viên đến các vị trí đập và quản lý nước trên khắp ĐNA và Hoa Kỳ.  Gần đây nhất trong tháng 8, Khu TBD đưa các thành viên của ủy hội sông Mekong và Mississippi đến Nam California để thăm các vị trí và gặp gởi các viên chức trong vùng Lao Angeles và San Diego.

“Tôi xem dây như một trong những hợp tác và liên hệ quan trọng mà chúng ta có ngang qua TBD,” Chuẩn tướng Kirk Gibbs, tư lệnh Khu TBD của USACE, nói.

Gibbs nói rằng việc trao dổi trong năm nay ở California là “chưa từng có” vì nó gồm có chuyến đi xuống biên giới Mexico để gặp Ủy hội Biên giới và Nước Quốc tế – được điều hành hỗn hợp giữa Hoa Kỳ và Mexico từ năm 1889 để quản lý nguồn nước dọc theo biên giới.

“Ba ủy hội đó làm việc với nhau cùng một lúc,” Gibbs nói.

Kittihoun gọi chương trình là một “hợp tác quan trọng” vì các cộng đồng ở 2 bên TBD tìm “những khả năng khác nhau để có năng lượng, nhưng cùng lúc cứu môi trường.”

Các cộng đồng đang tăng trưởng dọc theo Mekong có những cần thiết gia tăng.  Thủy điện tạo nên những số lượng năng lượng lớn lao mà gần như không có phóng thích, trên lý thuyết làm cho nó là một thay thế lý tưởng cho nhiên liệu hóa thạch khi các quốc gia trên khắp thế giới tìm cách hạn chế ảnh hưởng của khí hậu.  Nhưng các đập cũng thay đổi các sông và có thể tạo nên vấn đề cho nơi cư trú của cá, ngăn chận phù sa đưa chất dinh dưỡng xuống hạ lưu và ngay cả thay đổi chỗ ở của các cộng đồng.

“Họ đang xây các đập mới hiện nay,” Ting nói.  “Vì thế họ kết hợp các kỹ thuật mới.  Nhiều đập chúng ta xây, chúng ta phải điều chỉnh với các kỹ thuật mới.  Vì thế bằng cách chia sẻ những lối thực hành, các kỹ thuật và những điều tốt nhất về hạ tầng cơ sở nước – ngay cả những sai sót mà chúng ta đã làm – cả 2 phía đều có lợi.”

Trong tháng 4, tại một thượng đỉnh với sự tham dự của các lãnh đạo của các quốc gia thành viên của MRC, Kittihoun đưa ra cái ủy hội gọi là “5 chiều hướng rắc rối” ảnh hưởng đến sông: dòng chảy bất thường của sông, lũ lụt và hạn hán vì thay đổi khí hậu, xâm nhập của nước mặn, ô nhiễm plastic và phù sa bị ngăn chận.

Trung Hoa, có những đe dọa đáng kể của chính họ trong Mekong nhưng không phải là thành viên của MRC, đã xây 11 đập trên Thượng lưu Mekong mà không tham vấn với các quốc gia láng giềng ở hạ lưu.  Eyler nói 2 trong số các đập thuộc loại lớn nhất trên thế giới và rằng các hồ chứa nước của chúng có thể làm giảm 10% đến 30% dòng chảy của sông đến tận Cambodia.

“Mekong dựa vào nhịp lũ theo mùa để thúc đẩy thủy sản và sản xuất nông nghiệp,” Eyler nói.  “Các đập của Trung Hoa san phẳng đường cong của nhịp lũ đó và ở nhiều nơi của sông gần Trung Hoa nhất – chẳng hạn như vùng Tam giác Vàng ở Thái Lan – nhịp lũ hoàn toàn là một đường thẳng, rút ruột các cộng đồng đánh cá và thay đổi những cá tính địa phương và các lối thực hành văn hóa.”

Eyler nói rằng “các đập của Trung Hoa chỉ được dùng để sản xuất thủy điện và mặc dù cá nhân tôi không nghĩ rằng chúng có ý được dùng như một số thủ đoạn địa chánh trị để buộc hạ lưu phải tuân theo, việc điều hành những đập nầy đã tạo một ảnh hưởng đặt các quốc gia ở hạ lưu vào một tư thế của nạn nhân và thụ động.”

Ý kiến chung.  Những căng thẳng ở TBD đã sôi sục khi Hoa Kỳ và Trung Hoa cạnh tranh sức mạnh và ảnh hưởng trên khắp vùng ở trên đất liền và trên biển.  Eyler cảnh báo rằng loại cạnh tranh nầy gây rủi ro cho những nỗ lực nhượng bộ như Hợp tác Sông Chị em nếu các lãnh đạo của Mỹ bắt đầu thấy nó như một khí cụ để tạo ảnh hưởng và đưa các quốc gia trong vùng chống lại Trung Hoa.

“Khi các quốc gia trong khu vực bị buộc phải chọn bên qua đồng minh quân sự hay quá tùy thuộc và sức mạnh thế giới, họ có khuynh hướng thất bại, sụp đổ, và/hay tạo ra xung đột kéo dài,” Eyler nói.  “Dây là trường hợp của Nam Việt Nam, được tạo nên bởi Hoa Kỳ như một quốc gia bù nhìn, và chế độ Khmer Đỏ là đồng minh của Trung Hoa và thực hiện diệt chủng ở Cambodia.”

Flynn, cùng những việc khác, có nhiệm vụ chuẩn bị cho lính Mỹ ở TBD đối đầu với quân đội Trung Hoa trong một cuộc xung đột, nói rằng chương trình quản lý sông phải không được xem như một phần của việc đó.

“Điều nầy không phải là cái được quân sự hóa,” Flynn nói.  “Thật vậy, đây là một vùng mà chúng ta muốn cộng tác, nơi chúng ta muốn phối hợp…  Những loại nỗ lực cộng tác nầy để quản lý nguồn nước chung là một cách để nâng cao hợp tác giữa các quốc gia và trong việc làm giảm tiềm năng tranh chấp.”

Sarah Quinzio, quyền giám đốc Văn phòng Môi trường Khu vực của Bộ Ngoại giao ở Tòa Đại sứ Hoa Kỳ ở Thái Lan, nói rằng vai trò của USACE phù hợp với “đường lối của chánh phủ mà Hoa Kỳ sử dụng để làm việc với các đối tác Mekong của chúng ta để đương đầu với những thách thức xuyên biên giới như quản lý tài nguyên thiên nhiên, quản lý nước, và có thể chia sẻ chuyên môn 2 cách.  Nó rất, rất có giá trị.”

ĐNA không phải là khu vực bị chiến tranh tàn phá lúc cao điểm của Chiến tranh Lạnh, nhưng nó cũng không hoàn toàn hòa bình hiện nay.  Myanmar bị khóa chặt trong nội chiến đẫm máu, và ngay cả trong những vùng hòa bình nhất, bạo lực liên quan đến các nhóm cực đoan và tội phạm xuyên biên giới vẫn thỉnh thoảng bùng nổ.  Vô số bom chưa nổ do rủi ro Chiến tranh Lạnh của quân đội Hoa Kỳ để lại cũng còn vứt bỏ ở hạ lưu vực Mekong.

Eyler nói ông tin rằng Hoa Kỳ “có trách nhiệm tinh thần để tiếp xúc với các quốc gia Mekong và sự can thiệp quân sự thất bại của chúng ta trong thế kỷ 20th đã ngăn cản khả năng của các chánh phủ ở Việt Nam, Lào và Cambodia để hỗ trợ dân số của họ và khuyến khích phát triển hòa bình.”

Mặc dù di sản phức tạp của quân đội Hoa Kỳ ở ĐNA, Eyler nói rằng theo kinh nghiệm của ông “USACE làm một số công việc ấn tượng nhất được chánh phủ Hoa Kỳ hỗ trợ trong các quốc gia Mekong và được xem như một đối tác tin cậy và xây dựng.”  Đặc biệt ông nói rằng nó rất hữu hiệu trong việc giúp các chánh phủ khu vực trong các nỗ lực vươn tới quần chúng.

“Những ưu tiên nầy không được phát triển đầy đủ ở Mekong, nơi việc lấy quyết định từ trên xuống thường bỏ qua sự cần thiết của cá nhân ở cấp cộng đồng và cũng khuyến khích các dự án ‘tốn kém, không có mục đích, và không cần đến’ có thể gây hại hơn là điều tốt,” Eyler nói.

Có những dấu hiệu sơ khởi rằng Trung Hoa có thể sẵn sàng để hợp tác thêm với MRC để quản lý tài nguyên tốt hơn.

“Chúng ta đang thấy cả 2 phía chia sẻ thêm dữ kiện và tham gia trong đối thoại có kết quả về những việc khó thảo luận,” Eyler nói.  “Mùa thu nầy, 2 phía sẽ công bố nghiên cứu hỗn hợp đầu tiên của họ, vì thế tôi chờ với hy vọng để thấy nếu các quốc gia Mekong có thể nêu lên những ưu tiên của họ bày tỏ sự cần thiết của việc chia sẻ nước công bằng hơn từ láng giếng quá khổ và mạnh mẽ ở thượng lưu.”

Flynn nói rằng việc hợp tác lớn hơn của Trung Hoa với các quốc gia sông Mekong là môt phát triển đáng hoan nghênh.  Ông nói ông lạc quan dè dặt rằng những cuộc nói chuyện môi trường và hợp tác có thể là “một cách cho chúng ta để hạ nhiệt độ xuống và cùng làm việc một lần nữa, để cho người dân cái họ cần.

https://mekong-cuulong.blogspot.com/2023/10/cong-binh-hoa-ky-hy-vong-giup-cuu-song.html